Thưa quý nhà thường, quý phụ huynh,

Những học sinh Việt Nam mù chữ tại thế kỷ 21, không phải là những em không biết đọc, biết viết, mà là những người không có khả năng học, rồi quên đi chính thứ mình đã học để tiếp nhận thêm cái mới.

Trong khoảng 2 thập niên tiếp theo của thế kỷ 21 này, sẽ có rất nhiều thay đổi với kinh tế toàn cầu lẫn bối cảnh xã hội, khi công nghệ Big Data, A.I. phát triển. Một con robot hiện nay để làm việc thay người trong các nhà máy có giá khoảng 250 nghìn USD, nhưng trong 5-10 năm tới chỉ có giá 30.000 USD. Trí tuệ nhân tạo của IBM giơ đây có khả năng chẩn đoán ung thư cực kì chính xác. Trí tuệ nhân tạo của Ant Group – một công ty cho vay tín dụng con của Alibaba giờ đây có thể thẩm định chính xác.

Khoảng 10% các loại nghề nghiệp ở châu Âu biến mất kể từ năm 1990 trong thời gian diễn ra làn sóng thay đổi đầu tiên về công nghệ. Viện Toàn cầu McKinsey ước tính rằng những tiến bộ trong lĩnh vực tự động hóa sẽ buộc 3-14% người lao động trên toàn thế giới phải thay đổi nghề nghiệp hoặc phải nâng cấp tay nghề vào năm 2030. Trong 10-20 năm tới, không chỉ có những công đóng giày, dệt may sẽ mất việc, ngay cả cán bộ ngân hàng, hay những bác sĩ đấy bằng cấp cũng đều có khả năng trở về vạch xuất phát.

Với những bấc cha mẹ, sự ‘lật đổ’ của công nghệ cao trong 20 năm tới không còn nhiều ý nghĩa nhưng thế hệ Z – những người sinh sau năm 1995 đang dần lớn lên, tiếp quản những thành tựu khoa học kinh tế mà thế hệ cha ông xây dựng, sẽ ‘chết’ trong thời đại này nếu không có những chuẩn bị. Nếu thế hệ cha mẹ chỉ tìm kiếm những công việc ở trong nước, học những trường để sao ra trường cốt xin được việc làm gần nhà, thì thế hệ Z phải là thế hệ nghĩ đến thị trường công việc global. Vì quy mô công việc trên thế giới lớn hơn 3000 lần so với Việt Nam.

“Hà nội! những năm hai nghìn

Trời cao Thăng Long bay lên

Nhà cao vươn trong mây xanh

Hà nội những năm hai nghìn

Mọc thêm bao công viên xanh

Người yêu nhau trong thiên nhiên”.

Đây là kỳ vọng của nhạc sĩ Trần Tiến năm 2000 tại Việt Nam, năm đó người Mỹ cũng nhiều kỳ vọng như vậy. Các công ty công nghệ tăng trưởng cổ phiếu vượt bậc. Cùng với sự đi xuống của “khoảng cách số” do internet ra đời và tiến bộ trong sản xuất máy tính, người Mỹ đặt niềm tin vào nền kinh tế công sẽ tạo nên động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Thuật ngữ STEM được-Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ giới thiệu lần đầu vào những năm đầu thế kỷ 21. Nhà sinh vật học Judith Ramaley người đề xuất khái niệm này kỳ vọng triết lý giáo dục này có thể giúp hàng triệu trẻ em Mỹ có năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế công nghệ đầu thiên niên kỷ mới. STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại. Kể từ năm 2001, những chương trình giảng dạy tập trung vào STEM được mở rộng tại Hoa Kỳ, và sau này được phát triển ở những nơi như: Úc, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Hoa) và Vương quốc Anh.

Triển khai giáo dục STEM đã và đang trở thành trọng tâm trong chiến lược phát triển con người của nhiều quốc gia để thích ứng và phát triển trong Kỷ nguyên công nghệ số và bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Nhận định được xu hướng và tiềm năng của khoa học công nghệ trong tương lai, trong suốt một thập kỷ qua, Học viện STEM đã bền bỉ gây dựng, gieo mầm và nuôi dưỡng tình yêu, niềm đam mê theo đuổi khoa học và công nghệ cho trẻ em Việt Nam.

Hơn 500 câu lạc bộ STEM tại 150 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên cả nước, đem lại cơ hội học tập STEM chuẩn quốc tế cho hơn 60.000 lượt học sinh. Cùng với Học viên STEM, từ một học sinh mầm non 4 tuổi cũng sẽ được làm quen với thế giới công nghệ, phát triển sự sáng tạo, tư duy logic và những kiến thức sơ khai về lập trình qua robot.

Trong nhiều năm qua, mỗi mùa giải Ngày hội Wecode và Robothon quốc tế, không chỉ riêng học sinh, phụ huynh và hệ thống Học viện STEM mà hàng triệu người dân Việt Nam đều hồi hộp dõi theo và chờ đợi những thành tích lẫy lừng của các đoàn thí sinh Việt Nam tham gia giải thi đấu quốc tế danh giá này. Liên tiếp các năm từ 2013, 2015, 2016 đến 2019 là hàng loạt các các giải vô địch ở nhiều hạng mục, vượt qua hàng ngàn thí sinh đến từ nhiều quốc gia châu Á khác nhau.

Với Học viện STEM sự tiến bộ của các con được thể hiện rõ rệt sau mỗi khóa học, mỗi cuộc thi giúp chúng tôi tin tưởng rằng mình đang đi đúng hướng trong hành trình phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Đó là hành trình kiến tạo những con người có năng lực thích nghi trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao, biến đổi liên tục của thế kỷ 21.

close

We’re looking for dreamers