Mỗi tháng một lần, BetterCre sẽ recap lại chuyển động của thế giới PR. Đó có thể là một xu hướng truyền thông mới, đó có thể là một sự kiện truyền thông đáng nổi bật, đó cũng có thể là một câu chuyện ấn tượng liên quan đến truyền thông

1. Khủng hoảng truyền thông và cách xử lý của sao Việt

Tháng 2 vừa rồi, một số nghệ sĩ hoạt động trong showbiz Việt phải vướng lấy các tin đồn thất thiệt. Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt group antifan với việc thả phẫn nộ đồng loạt, bình luận “tẩy chay”…

Hậu quả của việc không xử lý dứt điểm khủng hoảng truyền thông của nghệ sĩ tác động lên cả kinh tế của nghệ sĩ, công ty quản lý và còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời tư, tâm lý, tình cảm của nghệ sĩ. Làn sóng tẩy chay có thể khiến một nghệ sĩ, dù là ngôi sao danh tiếng, mất đi các hợp đồng hợp tác.

Đối mặt trước khủng hoảng truyền thông, mỗi nghệ sĩ lại có các cách xử lý khác nhau, có thể là im lặng, có thể là đối đầu với dư luận.

Nếu chọn cách im lặng, bản thân nghệ sĩ hoặc công ty quản lý của nghệ sĩ thông báo “xin phép không lên tiếng về vụ việc” hoặc thậm chí ngay lập tức dừng các đường liên lạc với báo chí. Trong nhiều trường hợp, nghệ sĩ hoàn toàn không lên tiếng và đưa bất kỳ thông tin gì, để mặc cho cộng đồng mạng và báo giới lùng sục suy đoán, tẩy chay. Trái lại, nghệ sĩ có thể chọn hành động phản bác lại dư luận, nêu ra quan điểm cá nhân. Việc lên tiếng có thể nhận được sự ủng hộ nếu hợp lý, đúng người, đúng thời điểm, ngược lại nếu lời chia sẻ của nghệ sĩ không làm hài lòng khán giả, mối quan hệ của nghệ sĩ và công chúng lại thêm phần tồi tệ. 

Trong tháng vừa rồi, rộ lên nhất là scandal liên quan đến mối quan hệ tình cảm của Sơn Tùng M-TP và nghi vấn lộ clip nóng của Ninh Dương Lan Ngọc. Đây cũng là minh họa cho hai cách xử lý truyền thông nói trên.

Trước hết là trường hợp của Sơn Tùng M-TP. Anh vướng vào drama tình cảm, nghi vấn chia tay với “bạn gái tin đồn 8 năm” do có sự xen vào của người thứ ba, Hải Tú – đồng thời là tân binh của công ty M-TP Entertainment.

Tất cả các bên đều chưa một lần chính thức lên tiếng hay giải thích về vụ việc, khán giả thì không biết rõ thực hư câu chuyện, tiếp tục đào bới thông tin và tẩy chay, chỉ trích nghệ sĩ. Chỉ có duy nhất một lần Sơn Tùng phát ngôn, tuy nhiên anh cũng không công bố rõ ràng sự việc. Thay vào đó, anh chỉ đưa ra những lời chia sẻ chung chung về tình yêu, kết lại bằng cụm từ “Thương em” để rồi lại khiến cộng đồng mạng một lần nữa có cớ để chỉ trích nặng nề hơn.

Cách xử lý khủng hoảng lần này của Sơn Tùng lại đang phản lại anh khi anh chọn cách im lặng và vô tình tạo ra một con sóng ngầm mang tên antifan, sau đó lại lựa chọn thời điểm lúc cộng đồng còn đang nhạy cảm với thông tin để lên tiếng. Hơn nữa, Sơn Tùng nắm vai trò là Chủ tịch của công ty nhưng trước cơn bão dư luận lại hoàn toàn mặc kệ dư luận và bị đánh giá là không tôn trọng khán giả. 

Im lặng là một cách để bảo vệ người trong cuộc. Nhưng đối với khủng hoảng truyền thông, điều đó còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ khủng hoảng. Với vụ việc của Sơn Tùng M-TP, tính chất sự việc đã lên đến đỉnh điểm, im lặng có thể không phải là khôn khéo trong trường hợp này.

Cái giá mà Sơn Tùng M-TP phải đánh đổi cho sự im lặng là mất đi 4000 Instagram followers, 10000 Youtube followers ngay sau màn chia sẻ trước công chúng, lượng người theo dõi vẫn tiếp tục giảm xuống sau đó. MV mới nhất “Chúng ta của hiện tại” cũng nhận lấy hàng loạt comment chỉ trích dù trước đó rất được đón nhận. Lúc 11h ngày 26/1, số lượt dislike đã tăng lên 99 nghìn, tăng gần 30 nghìn lượt dislike chỉ sau 2 ngày. Trang Fanpage của Sơn Tùng cũng nhận phải hàng loạt đánh giá 1 sao, đứng trước nguy cơ phải đóng trang.

Trường hợp khác xảy ra với Ninh Dương Lan Ngọc khi cô bị nghi xuất hiện trong một đoạn clip nóng rò rỉ trên mạng. Sự việc lên đến cao trào thì Ninh Dương Lan Ngọc đã lên tiếng chính thức trên tài khoản Facebook cá nhân của mình, với nội dung khẳng định mình không phải cô gái trong clip, xin lỗi cộng đồng mạng, các bên đối tác và bày tỏ những thiệt hại cô có thể hứng phải nếu sự việc đi quá xa. 

Cách xử lý của Lan Ngọc tương tự cũng được thực hiện vào thời điểm cuối năm 2020 sau sự kiện Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020. Cô bị tố có thái độ không kính trọng đối với đàn chị Thủy Tiên. Chỉ vài tiếng sau, Lan Ngọc và công ty quản lý cũng có những lời giải thích, xin lỗi kịp thời giúp xoa dịu sự việc.

Tóm lại, trước xu hướng phát triển của các group antifan, làn sóng tẩy chay nhanh chóng của cộng đồng mạng Việt Nam, nghệ sĩ cần cẩn trọng trong từng bước xử lý khủng hoảng truyền thông. Thời điểm lên tiếng phù hợp, nội dung thông báo tập trung giải quyết đúng vấn đề, hướng đến khán giả, tôn trọng cộng đồng có thể là cách ứng xử tránh được tổn thất nhất hiện tại.

2. Các chiến dịch Marketing nổi bật của mùa Valentine 2021

Tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp cộng với cả việc vừa phải chạy song song các chiến dịch Marketing cho dịp nghỉ Tết khiến mùa Valentine năm nay dường như càng ảm đạm. Tuy nhiên, đối với phần lớn các cặp đôi, đây là dịp không thể làm ngơ. Làm thế nào để thương hiệu của bạn góp mặt trong cuộc trò chuyện của họ? Năm nay, khách hàng không muốn mua hàng ở cửa hàng.

Vậy hãy xem các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới đã chạy các chiến dịch như thế nào nhé!

1.Dior

Như thường lệ, Dior tiếp tục mang đến cho các tín đồ thời trang và nghệ thuật loạt thiết kế đẹp mắt dành riêng cho ngày lễ Tình nhân sắp tới với 3 bộ sưu tập gồm BST đồ bàn ăn Toile de Jouy, BST capsule “Coeur en fleurs” và mẫu vòng tay Oui hoàn toàn mới.

  • Nâng tầm nghệ thuật trang trí bàn ăn cùng BST Toile de Jouy mới của Dior

Mùa lễ Tình nhân năm nay cũng vậy, Dior Maison tiếp tục làm say lòng giới mộ điệu với những món đồ trang hoàng cho bàn ăn sử dụng sắc đỏ làm chủ đạo trên sản phẩm gốm tráng men hết sức lãng mạn, bay bổng. Theo quan niệm của nhà sáng lập Christian Dior thì màu đỏ là màu của sự sống. Chính vì thế, các hoạ tiết hình động vật hoang dã màu đỏ hiện lên vô cùng sống động, khiến bàn ăn trở nên sang trọng, nổi bật hơn bao giờ hết.

BST Toile de Jouy
BST Toile de Jouy
  • Thay lời tỏ tình mùa lễ Tình nhân với vòng tay Oui

Những mẫu vòng tay mới được làm từ sợi dây bện nhỏ với mặt chữ “Oui” (có nghĩa là “Yes”, câu trả lời mà các chàng luôn muốn nghe mỗi khi tỏ tình hay cầu hôn) mang thông điệp về niềm hân hoan của các nàng thơ của Dior trong tình yêu.

2. Bloom & Wild – Hoa hồng đỏ, qua rồi (2021)

Khách hàng của Bloom & Wild – một hãng hoa nổi tiếng ở Anh, không phải bạ đâu mua đó, vì vậy năm nay họ sẽ không bán hoa hồng đỏ. Thương hiệu đã đối chiếu dữ liệu từ khách hàng thực và khuếch đại quan điểm của họ thông qua chiến dịch Valentine năm nay.

Dựa trên một cuộc khảo sát của Bloom & Wild với 1.000 nam giới và nữ giới đại diện, sống trên toàn quốc ở Vương quốc Anh, trong độ tuổi từ 18 đến 64, vào tháng 1 năm 2021. Thương hiệu đã phát hiện ra một loạt các số liệu thống kê có giá trị, bao gồm cả thực tế là 70% phụ nữ thích thứ gì đó khác ngoài hoa hồng đỏ vào dịp Valentine.

Một lần nữa, đây là bằng chứng cho thấy thông tin chi tiết về khách hàng có thể là con đường tốt nhất để lên chiến dịch.

3. “Rừng” lời cảm ơn được truyền đi trong ngày Thầy thuốc Việt năm 27/2

Hàng năm, cả nước kỷ niệm ngày 27/2 – ngày thầy thuốc Việt Nam như một lời tri ân gửi đến với những người làm ngành y. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà bệnh dịch ngày càng bùng phát mạnh, ngành Y tế chủ động  không có lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 để tập trung cao độ phòng chống dịch COVID-19 bùng phát lúc đó.

Còn năm 2021 này là năm đáng nhớ của các thầy thuốc vì có đến 365 ngày được cả thế giới tôn vinh, cho dù là năm thứ hai liên tiếp nhân viên y tế không kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam do tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức chọn năm 2021 là Năm của thầy thuốc (Year of the Health and care workers) trên toàn thế giới.

Đó là cảm xúc thật đẹp của mỗi người được trở lại một thời dấn thân tuổi trẻ với những hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Đó là cảm xúc thật vững tin khi được tiếp thêm sức mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất (điều kiện làm việc cho nhân viên y tế) của rất nhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Đó còn là cảm xúc vui mừng khó tả của nhân viên y tế khi nghe kết quả âm tính sau khi xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện, sau nhiều giờ lo lắng khi biết có người mắc, người thuộc diện F1 từng đến bệnh viện thăm bệnh, khám bệnh.

Và để cảm ơn những “chiến sĩ” áo trắng, người dân Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều hình thức tri ân.

  • Hãng bay tặng quà đặc biệt nhân ngày thầy thuốc Việt Nam

Hành khách là cán bộ nhân viên y tế được tặng thêm 20 kg hành lý ký gửi, ưu tiên làm thủ tục.

  • Các nghệ sĩ, ca sĩ sáng tác nhạc, vè để cảm ơn cán bộ y tế

Ca sĩ Tùng Dương và Hà Trần đọc vè khắc họa hình ảnh, công việc của các y bác sĩ nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2.

Trên trang cá nhân, Thanh Lam cũng đăng video bài hát Vẫn mãi màu áo trắng (tác giả Nguyễn Hồng Sơn), tri ân các y, bác sĩ đang ngày đêm cống hiến vì sức khỏe của mọi người.

Trang VNexpress đã mở ra một trang trắng để độc giả đã để lại lời chúc, lời cảm ơn cho các chiến sĩ áo trắng.

Mạng xã hội Facebook, Twitter cũng chứng kiến hàng nghìn tài khoản thay đổi khung ảnh đại diện để thể hiện lòng biết ơn đến các cán bộ ngành y tế.

Mỗi tháng một lần, BetterCre sẽ recap lại chuyển động của thế giới PR, mời quý vị cùng đón đợi những bài viết trong thời gian tới của BetterCre.

close