Mối quan hệ tốt đẹp giữa client – agency thường được coi là một điều đáng ao ước. Và thực sự, để đạt được điều đó không phải là một công việc quá phức tạp. Cho dù bạn là client hay agency, công thức bí mật ở đây luôn là sự cân bằng giữa nhưng phán đoán thực tế và cảm giác thinh nhạy. Dưới đây là 7 giá trị và thái độ cốt lõi cho thành công trong việc xây dựng mối quan hệ client – agency.

 

1. Tín nhiệm
Hoàn thành tất cả những gì bạn đã hứa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực tế. Liệu khách hàng của bạn có muốn banner quảng cáo dịch vụ của mình xuất hiện trên trang chủ của báo điện tử VnExpress? Liệu điều đó có phù hợp và khả thi với công ty? Ngay cả khi những gì bạn sắp nói không phải là những gì khách hàng muốn nghe, bạn vẫn phải trung thành với sự thực. Khách hàng luôn đề cao agency có thể cho họ biết toàn bộ sự thật, chứ không phải là một nửa đẹp đẽ của chúng.

2. Thấu hiểu
Hãy giúp khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và am hiểu sâu sắc của bạn về sản phẩm, dịch vụ của họ. Bạn cần phải quan tâm tới cả doanh số và tăng trưởng tài chính của các khách hàng. Bởi lẽ, sự phát triển của họ chính là tiền đề cho sự phát triển của họ. Sẽ thật tuyệt nếu agency của bạn được đóng góp một phần nào đó vào thành công của khách hàng.

3. Trở thành đối tác
Hãy làm việc với khách hàng của mình như với đối tác kinh doanh. Đừng chỉ coi mình như là một nơi cung cấp dịch vụ. Bởi nếu bạn chỉ bán thứ gì đó cho khách hàng, agency của bạn sẽ dễ dàng bị thay thế khi có vấn đề nào đó xảy ra. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một mối quan hệ đối tác với khách hàng của mình. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất – follow khách hàng của mình trên Twitter và LinkedIn, chia sẻ những thông tin mới nhất của họ trên Facebook. Đừng ngần ngại “thích” những bài đăng thú vị của họ. Những gì bạn nhận được từ mối quan hệ đối tác bền chặt này sẽ khiến bạn bất ngờ vào một ngày nào đó đấy!

4. Chia sẻ tri thức
Khách hàng của bạn luôn luôn bận bịu với những con số doanh thu bán hàng. Chính vì thế, sẽ có rất ít cơ hội họ rảnh rang để gửi cho bạn cập nhật thông tin về nền công nghiệp, những thông tin chi tiết về công ty và hàng loạt các giấy tờ khác. Chính vì thế, hãy chủ động nghiên cứu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc theo dõi các bản tin ngành, báo chí, website tri thức cho ngàng, blog của các chuyên gia để hiểu hơn về những gì mà họ đang làm. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội bước chân dễ dàng hơn, sâu hơn vào công việc kinh doanh của khách hàng.

Đồng thời, hãy theo dõi sát sao cả những đối thủ cạnh tranh của khách hàng. Đọc blog của họ chẳng hạn. Họ có điểm mạnh gì mà chúng ta có thể học tập và ứng dụng? Có những sai lầm gì chúng ta nên tránh?

5. Lắng nghe

Luôn luôn suy nghĩ với một đôi tai thính nhạy với những biến đổi dù nhỏ nhất trong công việc kinh doanh của khách hàng. Điều gì là quan trọng đối với họ? Khoản đầu tư R&D gần đây nhất của họ là gì? Thị trường nào họ đang muốn tấn công? Thị trường nào cần đào sâu nghiên cứu hơn? Điều gì cần phải cải tiến? Liệu có gì cần phải cắt giảm hoặc đầu tư thêm không?

Cẩn trọng và cố gắng đồng cảm với khách hàng. Nếu giải pháp cắt giảm chi tiêu marketing là cần thiết, hãy dũng cảm nói điều đó với khách hàng. Những giai đoạn “chậm tiến” trong kinh doanh là điều hết sức bình thường. Vì thế, cắt giảm ngân sách cho marketing có thể là điều khó tránh khỏi trong suốt quá trình làm việc lâu dài giữa hai bên. Có thể nói, đây là một trong những hành động thiết thực nhất mà một agency có thể làm để chia sẻ khó khăn với khách hàng của mình. Họ sẽ rất cảm kích với sự thấu hiểu của bạn.

6. Tin tưởng lẫn nhau
Thiếu đi điều này, không có điều gì có thể thực hiện được. Cũng giống như trong bất cứ mối quan hệ nào, thậm chí ngay cả trong kinh doanh, tin tưởng giữa các bên là thứ dầu khiến bộ máy vân hành trơn tru. Tính bảo mật và nhạy bén chính là chìa khóa cho sự tin tưởng này.

7. Giao tiếp con người
Chúng ta lựa chọn đối tác mà mình tôn trọng và tin tưởng. Đừng coi khách hàng đơn thuần là những cái tên và con số. Dành thời gian ngoài công việc để làm quen trực tiếp với họ. Đảm bảo là các vấn đề nảy sinh đều được giải quyết ổn thỏa. Nếu cần hãy duy trì các cuộc gọi một cách thường xuyên bởi email không thể tạo ra mối liên hệ rõ ràng. Một giọng nói, một gương mặt cụ thể mới là thứ chúng ta tiếp xúc và làm việc cùng.

Một account tốt sẽ đảm bảo rằng các cuộc gặp gỡ diễn ra thường xuyên và đúng timeline. Đặc biệt là với buổi hẹn kick-off – nơi các mối quan hệ được thiết lập, các account sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này.

Và đây là công thức thành công của mối quan hệ client – agency nếu bạn còn đang chưa nhớ kịp

Bài viết được BetterCre dịch và biên tập từ website Hallam.com

 

close